VLUTE hoàn thành tốt nhiệm vụ tại WorldSkills Kazan 2019

Sáng 29/8, đoàn VLUTE tham dự WorldSkills Kazan 2019 về đến Việt Nam. Đón đoàn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP Hồ Chí Minh có TS. Lê Hồng Kỳ – P. Hiệu trưởng và giảng viên khoa Công nghệ thông tin.

Chúc mừng đội thi tay nghề nghề thế giới VLUTE

Sau bốn ngày tranh tài tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45, Kazan, Liên Bang Nga, Thí sinh Nguyễn Tấn Toàn (Nghề Lắp cáp mạng thông tin – VLUTE) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và góp phần vào những thành tích chung của đoàn Việt Nam (Việt Nam đạt 01 Huy chương bạc và 08 chứng nhận Kỹ năng nghề xuất sắc và đứng thứ 25/63 quốc gia dự thi).Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự WorldSkills Kazan 2019, kết quả đạt được của Đoàn Việt Nam trong Kỳ thi lần này ngoài sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ của các cấp, các ngành, của xã hội, các doanh nghiệp, các trường chất lượng cao, thì cần có các yếu tố sau: Phải huy động được các nguồn lực từ xã hội, đặc biệt sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các trường chất lượng cao trong công tác đào tạo và huấn luyện thí sinh.

TS. Lê Hồng Kỳ chúc mừng Tấn Toàn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Thí sinh phải được rèn luyện trên các hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tương đồng với thiết bị sẽ sử dụng ở kỳ thi tay nghề thế giới. Một vấn đề nữa là phải tìm kiếm, phát hiện được thí sinh có đầy đủ năng lực, phẩm chất, có khả năng phát triển theo nghề để đào tạo, huấn luyện. Có đội ngũ chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh tham gia công tác huấn luyện. Và cuối cùng cần có thời gian huấn luyện dài hơi để thí sinh có thể tiếp cận, làm quen, và làm chủ được trang thiết bị máy móc hiện đại, tự tin trong quá trình thi đấu.

Tấn Toàn thực hiện phần thi của mình

Năm nay, Kỳ thi tay nghề thế giới lần 45 được tổ chức từ ngày 16/8 đến ngày 28/8/2019 tại Kazan, thủ đô nước cộng hòa� Tatarstan, Liên Bang Nga. Đây là kỳ thi lớn nhất về số lượng nước/vùng lãnh thổ và số lượng người tham dự từ trước đến nay với hơn� 1.300 thí sinh tham dự ở 56 nghề đến từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ của 5 châu lục, bao gồm các nước rất hùng mạnh về kỹ thuật, công nghệ như Mỹ, Canada, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Áo, Thụy Sỹ, Úc, Nam Phi, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,… Các nước trên đã có nhiều năm tham dự thi tay nghề thế giới, có đội ngũ chuyên gia giỏi, giầu kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và chấm thi trong các kỳ thi tay nghề châu lực và quốc tế. Mỗi nước thành viên được cử 01 thí sinh chính thức dự thi cho 01 nghề. Đối với nghề thi theo đội thì 02 thí sinh chính thức dự thi 01 nghề. Mỗi nghề được cử 01 chuyên gia thông thạo chuyên môn nghề và tiếng Anh tham gia ban giám khảo của Kỳ thi.�

Buổi lễ bế mạc dược tổ chức hoành tráng

Công tác ra đề thi và đánh giá chấm điểm bài thi năm nay được đổi mới toàn diện. Hầu hết các đề thi các nghề được thuê các doanh nghiệp độc lập ra đề, kèm theo đó phương pháp đánh giá cho điểm được đổi từ chấm điểm� “khách quan và chủ quan” sang phương pháp chấm điểm� “đo lường và phán quyết” dựa trên tiêu chuẩn ngành công nghiệp. Đề thi kéo dài tối đa 22 tiếng, không quá 4 ngày thi. Đề thi được dịch ra 3 thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức). Các chuyên gia chấm điểm và đánh giá bài thi, sau đó nhập điểm vào hệ thống CIS (Calculation International S‎ystem).